top of page

Forum Posts

kim kim
Jan 04, 2023
In General
Mai vàng là thứ không thể thiếu trong cái tết của người dân Nam bộ nói chung và khắp cả nước nói riêng, nó mang cả tâm hồn của dân tộc, cả một màu quê hương. Dân gian quan niệm rằng, màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm là gia đình sẽ phát tài phát lộc, sung túc cả năm. Nhưng việc trồng mai vườn mai đẹp không hề dễ nếu bạn không có những kiến thức cơ bản cũng như một số kinh nghiệm nhỏ. Là nét riêng trong cái tết của người dân Nam bộ, với màu vàng sáng rực, chói chang cùng nắng xuân thật ấm áp và hân hoan càng làm cho không khí tết rộn ràng, vui nhộn. Khi tiết trời bắt đầu se se lạnh, những cơn gió cuối năm bắt đầu thổi thì cũng là lúc mọi nhà nô nức chuẩn bị để đón tết và chắc chắn là không thể thiếu sắc vàng của hoa mai. Mai vàng 5 cánh là giống cây được trồng phổ biến nhất tại nước ta 1. Thời vụ trồng Mai vàng thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tốt nhất là từ 250C – 300C. Khác với hoa đào, những vùng có nhiệt độ thấp dưới 100C thì cây khó sống, nếu trồng được thì sức sống rất yếu. Là loại cây ưa nắng, ưa ẩm thì trồng vào khoảng thời gian từ cuối tháng 10 Âm lịch (AL) – tháng 2 Âm lịch (AL) là tốt nhất. >>mai nhị ngọc toàn là gì? điểm cung cấp giống mai nhị ngọc toàn, tìm hiểu giá mai giống mai nhị ngọc toàn, đặc điểm nhận dạng giống mai nhị ngọc toàn 2. Chọn giống mai Trước đây, chủ yếu chỉ có hai loại mai đó là mai vàng chỉ nở hoa vào dịp tết, và mai tứ quý vì nó ra hoa mỗi năm 4 lần, ứng vào mỗi quý trong năm. Nhưng hiện nay trên thị trường đã có thêm một số loại mai khác, được lai tạo và có những điểm nổi bật hơn. Mai vàng trước đây chỉ có khoảng 5 – 10 cánh hoa, còn hiện nay mai vàng được tạo ra những giống trên 10 cánh, những bông hoa mai dày đặc cánh và nở kín cả cây. 3. Chọn đất trồng Hoa mai không phải là loại cây kén đất, chỉ cần đất trồng phải tơi xốp và giữ ẩm tốt thì cây mai sẽ phát triển tốt, hoa mai kỵ nhất là đất không thoát nước, dễ ngập úng. Chọn những vị trí có ánh nắng trực tiếp và thông thoáng, không nên trồng quá gần nhau, cây cách cây ít nhất 1m. * Trồng trực tiếp trên nền đất Nên chọn đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không mặn và không bị nhiễm phèn hay các hóa chất độc hại, có thể dùng đất thịt, đất cát hoặc dùng đất phù sa, đất vườn phối trộn với nhau để trồng… trộn thêm xơ dừa, tro trấu để tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.. Nếu nơi bạn trồng có mặt bằng đất thấp thì bạn nên lên liếp, làm mô để cây mai không bị úng nước. Đào hố và bón lót xong, bạn lấp một lượng đất trồng đến khoảng 2/3 hố, đặt cây mai vào và tiếp tục lấp đất đến khi đầy và vun cao lên. Có thể dùng rơm khô để phủ gốc lúc mới trồng để tăng khả năng giữ ẩm cho cây. * Trồng trong chậu Đối với trồng chậu thì bạn cũng chọn đất có tính chất tương tự như trên. Cây mai không thích hợp với điều kiện chật hẹp nên chọn chậu phải có chiều sâu, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển, đầu rễ phải cách đáy chậu ít nhất 20 cm và cứ 2 năm bạn nên thay chậu to hơn để cây có thêm không gian phát triển. >>mai quấn rễ là gì? cách sửa rễ mai vàng bến tre 2022 đẹp nhất Khi trồng, đầu tiên bạn nên lót một ít đá nham thạch hoặc một lớp sỏi ở phía dưới đáy để tạo độ thông thoáng và thoát nước tốt, sau đó là lớp đất trồng cho vào đến khoảng nửa chậu thì để cây vào trồng và tiếp tục lấp đất đến khi đầy chậu. Trồng xong bạn nên kê chậu cao lên, không để chậu tiếp xúc trực tiếp với nền đất, để hạn chế các côn trùng gây hại xâm nhập vào. Cây mai vàng được trồng trong chậu trong dịp tết Nguồn:cayxanhsadec.com.vn 4. Bón phân và tưới nước * Bón phân Tốt nhất nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây. Tùy vào kích cỡ cây mai của bạn như thế nào mà điều chỉnh lượng phân bón ít hay nhiều. Bón lót: Lượng phân bón sẽ chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng trong hố hay trong chậu, trộn đều với đất trước khi trồng. Bón thúc: Sau trồng khoảng 10 – 15 ngày cây bắt đầu ra rễ mới thì bón thúc phân, bón khoảng 50 – 60 gram cho cây cỡ nhỏ (cao khoảng 40 – 50 cm). Cứ cách 20 – 30 ngày là có thể bón thúc lần nữa, nếu cây mai của bạn to thì nên tăng lượng phân bón lên và khoảng cách giữa mỗi lần bón cách nhau xa hơn. Lưu ý: Tuyệt đối không nên bón sát gốc, mà phải rải xung quanh và tưới đẫm nước. Không nên xới xáo đất khi bón, vì nếu làm đứt rễ cây mai sẽ dễ bị nhiễm trùng. * Tưới nước Cây hoa mai chịu hạn khá tốt, nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì không nên, vì như vậy cây sẽ cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước. Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn, thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt. Đối với trồng chậu thì nên tưới nước mỗi ngày, vì đất trong chậu đã bị giới hạn nên rất nhanh khô, không giữ ẩm được lâu. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào buổi sáng (khoảng 8h – 9h sáng) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều). 5. Cắt tỉa cành tạo tán Cây không cắt tỉa mà để cành rậm rạp, dày đặc thì sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh. Cứ khoảng 2 tháng thì nên cắt tỉa cành 1 lần, những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, những cành mọc dày đặc trong tán đều dùng kéo hoặc dao cắt bỏ, những cành vươn dài thì nên cắt ngắn lại chừa khoảng 4 – 5 nách lá. Đặc biệt mai vàng còn là loại cây có ý nghĩa trong phong thủy, nên việc tỉa cành tạo tán không đơn thuần là tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại mà dáng cây của cây sẽ chính là điểm nhấn và có thể ảnh hưởng đến phong thủy nhà bạn. Với các nhà vườn trồng mai, từ những cây mai to cho đến dạng bonsai thì họ đều uốn cành và cắt tỉa thành những dáng cây rất nghệ thuật và đầy ý nghĩa mà trong giới cây cảnh họ gọi là “thế”. Thường thì khi cây mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn. Đây là công việc đòi hỏi sự thẩm mỹ cao, kiên nhẫn và sáng tạo của các nghệ nhân. 6. Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại * Làm cỏ Trồng chậu thì việc làm cỏ khá dễ dàng, nếu cỏ nhỏ thì bạn có thể để lại, không cần nhổ bỏ vẫn được vì nó không cạnh tranh dinh dưỡng quá nhiều, mà còn góp phần giữ ẩm cho đất. Những loại cỏ cao, to thì nên dùng kéo hoặc dao cắt ngang để hạn chế sự phát triển của chúng, giữ lại phần rễ để giúp giữ ẩm, giữ đất cho cây. Hoặc bạn lót một ít sỏi đá gần gốc để hạn chế không cho cỏ mọc. Trường hợp bạn không trồng chậu thì cần làm sạch cỏ xung quanh gốc, không nên để cỏ dại mọc cao và quá dày, nhất là trong phạm vi bán kính của tán cây. Nếu cỏ nhỏ, không đáng kể thì vẫn có thể chừa lại. * Phòng trừ sâu bệnh hại Trên cây mai vàng thường bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở các đọt non, bạn có thể dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay, vì các loại sâu gây hại thường rất ít nên những chú chim có thể giúp bạn. Với rệp mềm, khi còn ở mật độ ít bạn dùng vòi xịt nước với cường độ khá mạnh thì sẽ dễ dàng đánh bật chúng khỏi đọt non. Quan trọng nhất là giai đoạn cây trổ nụ hoa vì đây là “món ngon nhất” đối với các côn trùng gây hại, đặc biệt là kiến, rệp mềm, và cả sâu ăn tạp. Nhưng cây mai rất nhạy cảm với các chất hóa học nên tốt nhất là không sử dụng các loại thuốc BVTV. Bạn nên phòng ngừa từ những khâu chọn giống, chọn đất trồng cho đến trong quá trình chăm sóc, yêu cầu phải đúng kỹ thuật và phải theo dõi cây thường xuyên. Nên trồng các cây cách xa nhau và tạo độ thông thoáng cho cây, không tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh. 7. Kỹ thuật xử lý ra hoa trước tết Thời tiết hay khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa và ra hoa của cây, chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến cây ra hoa sớm hoặc muộn. Để cây ra hoa đúng lúc mà mình mong muốn thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp bón phân – xiết nước – tuốt lá (lặt bỏ lá mai). Từ đầu tháng 10 AL thì bắt đầu xiết phân và xiết nước lại cho đến cuối tháng 11 AL, bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 AL thì quan sát cây cũng như xem xét thời tiết như thế nào rồi tính toán thời gian để tuốt lá mai. Trong điều kiện tự nhiên cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng thì các mầm hoa sẽ bắt đầu bung lớp vỏ trấu. 8. Chăm sóc cây mai sau tết Trong tết cây mai như vắt kiệt hết sức mình để bung những cánh hoa rực rỡ đẹp nhất cho ngày xuân, nên sau tết cây sẽ bị kiệt sức và yếu đi. Nếu trồng chậu thì nên chuyển cây ra trồng trên đất sẽ giúp cây có không gian phát triển cũng như tự phục hồi nhanh hơn. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm. Cây mai vàng là nét đặc trưng cho tết ở miền Nam, là loại cây phong thủy có giá trị và được mọi người xem trọng. Tết Nguyên Đán luôn là khoảng thời gian được mong chờ nhất trong năm, thiếu đi màu vàng của mai thì giống như thiếu đi sự chúc phúc, sự may mắn của thiên nhiên vậy. Hãy cùng trồng và chăm sóc cây mai vàng đúng kỹ thuật để có những ngày tết thật trọn vẹn và như ý, đầy tài lộc.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI TRƯỚC VÀ SAU TẾT ĐÚNG CÁCH content media
0
0
3
kim kim
Jan 03, 2023
In General
Cây mai vàng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam, vì thế điều mà mọi người trồng mai đều mong muốn nhìn thấy những cây mai tết làm cảnh ra nhiều hoa vào dịp Tết và đó cũng được xem là điều may mắn có lộc về nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian tìm hiểu và chăm sóc cây mai, cần nắm được những yêu cầu cơ bản để hoa nở nhiều và đẹp. Và quan trọng nhất là việc chăm sóc mai giai đoạn phát triển nụ hoa càng quan trọng hơn nữa. >>mai vàng quấn rễ là gì? cách cây mai con quấn rễ bến tre đẹp nhất Nụ hoa mai vàng đẹp được tạo nên từ quá trình chăm sóc tốt Giai đoạn tạo nụ cho cây Một cây mai muốn có nụ dày đặc phải là cây sạch bệnh, là cây có tố chất khỏe mạnh, phân bón dễ tiêu, dưỡng chất vừa đủ. Để cây có khả năng tạo nụ thì sự chuẩn bị không phải ngay sau tết mà phải chăm sóc từ tháng 10 âm lịch. Chọn thời điểm cây vừa ra lá non rồi phun thuốc diệt cỏ chống bệnh nhện đỏ. Lá non sẽ cằn lại và không phát triển được, nặng lượng buộc chuyển sang nụ để giải phóng năng lượng. Hay sử dụng chất ức chế sinh trưởng hướng cho cây ngưng sinh trưởng chuyển sang kết nụ… >>Hướng dẫn cách ghép rễ cây mai vàng tỷ lệ thành công 100% Chăm sóc mai giai đoạn phát triển nụ Sau khi kích nụ, sẽ có một số cựa kim ở nách lá, lúc này cần chăm sóc kỹ hơn để cây mai sẽ có nhiều nụ hoa lớn cho ngày Tết. Bằng cách nhận chăm sóc mai với những loại phân bón và nguồn nước hợp lý sẽ giúp nụ mai phát triển tốt. Đây là kỹ thuật chăm sóc mai giai đoạn phát triển nụ hoa quan trọng nhất để có chậu mai đẹp. Giai đoạn sau khi nụ đã có cần tránh rụng lá nên phun thước kỹ trị bọ trĩ, rầy, các loại thuốc ngừa bệnh cho cây, lá giai đoạn này cần giữ tốt vì nó quyết định cây mai nở sớm hay đúng Tết, nếu lá rụng sớm các loại bọ trĩ sẽ cắn phá nụ hoặc gây hạn chế ra cựa nụ, bông sẽ nở nhỏ. Chăm sóc cành không tốt không ra nhiều nhánh tẻ, cây sẽ ít bông và chân cành không bung thêm được nụ. >>mai sửa rễ là gì? cách sửa rễ mai vàng chợ lách bến tre đẹp nhất Và theo kinh nghiệm của các cơ sở chuyên về cho thuê mai tết, đến thời điểm tháng 12 âm lịch không dùng phân mà chỉ dùng thuốc trị sâu bệnh, vì lúc này vào cuối mưa, dễ gây vàng lá rụng lá. Lúc này nụ sẽ kích ra bông và mai không nở theo ngày mong muốn.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOA MAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NỤ HOA content media
0
0
2
kim kim
Dec 31, 2022
In General
Để tạo được cây thế mai vàng khủng, tư thế miêu tả được ý đồ của người uốn hẳn ko dễ. Tiếp sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn thuần cần lưu ý lúc tạo dáng cây thế: Thế rừng cây Cành cây thế tuyệt ko được để vỏng. Cành vỏng vừa xấu vừa thể hiện sự không cao nhã. Muốn uốn cây đẹp, cần biết các kiểu cành. Cành phóng ngang gọi là tán tùng vươn, vừa nhã nhặn, vừa có độ không còn tự tin “ngang ngạnh” vừa đủ. Kiểu cành Việc ban đầu cuống ngoặt hẳn xuống, sau đó vươn ngang ra thành tán, gọi là tán liễu rủ. Kiểu này biểu thị vẻ đẹp mềm mại, thướt tha dành cho các thế cây biểu trưng cho phái nữ. Mỗi cành chỉ được phép có một cuống, từ ấy phát triển thành rộng rãi nhánh và ti tỉ răm. Tương tự tán dù có vươn ra, toả rộng thế nào cũng chỉ có một điểm phát xuất và quy về một mối. số đông hình ảnh hoa mai vàng đẹp nhất các cành chọn uốn phải mọc trong khoảng cực điểm khúc cong của thân cây. Nếu như cành mọc sai vị trí, phải uốn ngoặt về cho đúng chỗ. thế cây cảnh đẹp ko tạo hai cành đôi thẳng nhau như đòn gánh qua thân cây. Chi trên không chèn lấn chi dưới, cành ko được đè thân. Những thế cây có 2 cây trở lên cần uốn hài hoà, dường, không chen lấn, chèn lấn. >>phôi mai vàng bến tre là gì? Phôi mai vàng giá phải chăng 2022?trồng mai bao lâu ra hoa?phân bón cho mai vàng? Các cành cách nhau vừa phải, thường xuyên. Ko để chỗ thưa chỗ dày. Khoảng cách giũa các cành thu gọn dần từ dưới gốc lên ngọn. Bông tán cũng thon gọn trong khoảng dưới lên, rút cục hợp với bông ngọn tạo dáng cây hình tháp.
kỹ thuật DỰNG THẾ CÂY CẢNH ĐẸP content media
0
0
2

kim kim

More actions
bottom of page